Pages

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Phát hiện và điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng


Thoát vị đĩa đệm cột sống đặc biệt là vị trí thắt lưng là một bệnh khá thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh
 
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do đâu?

Ngoài các lý do khách quan như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thì yếu tố bẩm sinh, tuổi tác và thói quen sinh hoạt là những nhóm nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.


Yếu tố tuổi tác
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ở độ tuổi 30 trở đi bắt đầu phải đối mặt với hàng loạt những thoái hóa, trong đó có thoái hóa cột sống, đĩa đệm không còn mềm mại, thậm chí có thể bị khô, rạn nứt và dễ rách nếu có một sự tác động mạnh lên cột sống. 

Nguy cơ tiềm ẩn từ thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt hàng ngày như tư thế ngồi không đúng gây cong vẹo cột sống, sai tư thế trong lao động khi bê vác vật nặng, tập thể dục không đúng cách gây thoái hóa khớp, trật khớp, ngồi nhiều,.…vv.

Yếu tố bẩm sinh di truyền
Yếu tố bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng làm tăng nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.


Phát hiện và điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý nguy hiểm không nên xem nhẹ. Những người thường xuyên thấy đau lưng không nên có tư tưởng chủ quan cho đó là do tuổi tác, lao động nặng nhọc mới bị đau lưng. Nếu không khám và điều trị kịp thời, đến khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh không thể chịu nổi các cơn đau thường xuyên hoặc đã xuất hiện biến chứng thì rất khó điều trị. Lúc này việc điều trị tốn kém. 

Khám chuyên khoa ngay khi có triệu chứng là cách tốt nhất để phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống, đặc biệt là cột sống thắt lưng.

Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm khả năng điều trị khỏi là rất cao. Có tới hơn 90% trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chỉ cần điều trị nội khoa, 10 % còn lại bắt buộc điều trị bằng phẫu thuật khi: người bệnh bị yếu 1 chân do bị chèn ép rễ thần kinh và trường hợp người bệnh bị rối loạn cơ tròn dẫn tới mất khả năng tự chủ khi đại tiểu tiện, ngoài ra một tỉ lệ rất nhỏ buộc phải phẫu thuật khi điều trị nội khoa không hiệu quả.